Select Page

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CỰC NGẮN VÀ NGẮN NGÀY NĂNG SUẤT CAO PHÙ HỢP VỚI VÙNG SINH THÁI NAM TRUNG BỘ

Thực tế sản xuất lúa ở Việt Nam qua nhiều thập kỷ đã chứng minh, công tác giống rất quan trọng và quyết định đến hiệu quả sản xuất. Thông thường một giống lúa mới, khi đưa ra sản xuất có tính ổn định, tính chống chịu dịch hại tốt nhất trong khoảng thời gian 5-7 năm, sau đó dưới tác động của điều kiện môi trường như khí hậu, điều kiện gieo trồng… đặc biệt quá trình làm thuần giống (thuần gen) hàng vụ dẫn tới suy thoái sức chống chịu của giống…. do đó công tác chọn tạo giống lúa trước hết phải có thời gian sinh trưởng ngắn, nhóm giống lúa ngắn ngày thích hợp nhất dưới 120 ngày (85- 120 ngày) để vừa bảo đảm năng suất vừa né tránh được điều kiện thời tiết bất lợi. Vùng Nam Trung bộ diện tích đất bị khô hạn đã là 4.473.653 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 76% diện tích tức là khoảng 1.160.306 ha bị khô hạn, dự báo đến năm 2020 diện tích khô hạn sẽ tăng lên 1.360.745 ha. Tính đến cuối tháng 6/2016, hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài đã làm thiệt hại gần 250.000 ha lúa. Trong vụ Đông Xuân 2016-2017 các tỉnh Bình Định, Phú Yên… đã hứng chịu 4 trận lũ liên tiếp xảy ra, nông dân xuống giống bị hư hỏng nặng, sau đó diện tích gieo sạ lại vừa đạt 100% thì xuất hiện thêm một cơn lũ thứ 5 nhấn chìm tiếp hàng nghìn ha lúa.

Nhằm chọn tạo và phát triển được giống lúa mới cực ngắn (85-90 ngày), ngắn ngày (91- 100 ngày) năng suất cao, phù hợp cho vùng sinh thái Nam Trung bộ, góp phần giảm thiểu rũi ro trong sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng lúa và đảm bảo an ninh lương thực, nhóm nghiên cứu do TS. Lưu Văn Quỳnh, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam trung bộ, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa cực ngắn và ngắn ngày năng suất cao phù hợp với vùng sinh thái Nam Trung bộ”.

Qua một thời gian thực hiện, nhóm thực hiện đề tài thu được các kết quả như sau:

  1. Đề tài thực hiện đầy đủ và thành công các nội dung nghiên cứu, cụ thể:

– Hàng năm duy trì trên 130 nguồn gen phục vụ lai tạo.
– Lai tạo được 216 tổ hợp lai theo hướng chọn lọc ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt kể cả lúa nếp.
– Đánh giá, chọn dòng phân li trên dưới 2000 dòng năm.

Quan sát, so sánh năng suất từ 10-17 dòng giống mỗi vụ. Kết quả thu được là 65 dòng ph n li thế hệ F3, 18 dòng quan sát thế hệ F5 – F9 và 05 dòng giống khảo nghiệm sản xuất. 24 dòng giống 19 đã được xác định tính kháng rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và 17 dòng giống đánh giá phẩm chất gạo phục vụ công tác chọn lọc và công nhận giống.

– Tổng số giống đã được khảo nghiệm sản xuất nhiều tiểu vùng 11 giống (ANS1, ANS2, AN14-7, AN259-1, AN208, AN27, AN164, AN277, AN132 và AN129).
-Tổng số giống khảo nghiệm VCU 4 giống (ANS1, ANS2, AN27 và HQ7) và 2 giống khảo nghiệm DUS (ANS1, ANS2).
– 03 giống lúa lúa đã được công nhận (ANS1, ANS2 và AN27) trong đó 2 giống lúa ngắn ngày và một giống lúa cực ngắn ngày (ANS2). Một giống lúa ngắn ngày đã được công nhận chính thức (ANS1).
– Đề tài đã xây dựng 11 mô hình giới thiệu các giống lúa mới đồng thời tổ chức 4 Hội nghị đầu bờ và 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống.
– Đề tài đã nghiên các thí nghiệm về thời vụ gieo sạ 8 trà gieo trong đó, vụ Đông Xuân gieo 4 trà và vụ Hè Thu 4 trà, mỗi trà cách nhau 7 ngày. Kết quả trà 1 vụ Đông Xuân gieo 6/2 và trà 5 vụ Hè Thu gieo 11/5 cho năng suất lúa cao nhất. Nghiên cứu 4 công thức phân bón, công thức phân bón tốt nhất 100N-80P2O5 – 60 K2O và 80N-60P2O5-60 K2O kg/ha. Mật độ gieo, nghiên cứu 4 mật độ gieo 80, 100, 120, 140 kg giống ha. Khuyến cáo với giống lúa ngắn ngày bố trí mật độ 80 kg ha, vùng nông dân quen sạ dày bố trí không quá 100 kg ha để lúa sinh trưởng tốt và cho năng suất cao nhất.

  1. Sản phẩm chính của đề tài đáp ứng mục tiêu đề ra, cụ thể:

– 02 giống lúa ngắn ngày (91-100 ngày) An Sinh 1399 và BĐR27 cho năng suất vụ ĐX từ 68,6 – 84,7 tạ ha, vụ HT từ 67,5-69,7 tạ ha. Chất lượng gạo trung bình (hạt dài >5,5 mm, tỷ lệ bạc bụng < 10%, amylose < 22%, kháng rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá đã được công nhận sản xuất thử.
– 03 Quy trình canh tác cho 3 giống lúa An Sinh 1399; BĐR27 và ANS2 được Hội đồng hoa học Viện H T NN Duyên hải Nam Trung bộ ra Quyết định công nhận.
Đề nghị Hội đồng hoa học và công nghệ – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng và phổ biến các sản phẩm nghiên cứu của Đề tài.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.